Chỉnh nha là gì? Tại sao chúng ta phải đeo mắc cài?

Chỉnh nha là một điều trị đặc biệt trong nha khoa, liên quan đến việc làm đều đặn, làm răng có trật tự và chỉnh hàm giúp nụ cười đẹp hơn và sức khoẻ răng miệng tốt hơn. Trong chỉnh nha, nha sĩ thường chỉ định gắn mắc cài để cải thiện “răng và khuôn mặt”. Nhờ vào điều trị chỉnh nha mà những vấn đề: răng mọc lệch, mọc chen chút hoặc sai khớp cắn của hàm trên và hàm dưới, lệch hàm… được điều chỉnh lại.

Ở độ tuổi nào thì thích hợp cho việc đeo mắc cài?

Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể chỉnh nha. Tuy vậy, từ 10 đến 14 tuổi là độ tuổi lý tưởng nhất để chỉnh nha. Trong thời gian này đầu và miệng đứa trẻ vẫn đang phát triển và răng càng dễ dàng điều chỉnh thẳng hàng hơn. Vì bất kỳ sự điều chỉnh nào trên khuôn mặt đứa bé cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của đứa trẻ trong suốt thời gian điều trị, do đó, cha mẹ nên trò chuyện với con mình kỹ lưỡng trước khi chúng được gắn mắc cài. Và hơn thế nữa, những mắc cài không chỉ dành riêng cho trẻ con mà càng ngày càng nhiều người lớn đeo mắc cài để chỉnh sửa những vấn đề về răng dù là điều trị nhỏ để cải thiện nụ cười của họ

Chúng ta nên đeo loại mắc cài nào?

Nha sĩ sẽ chỉ định loại mắc cài nào thì thích hợp nhất đối với trường hợp cụ thể của bạn. Nhìn chung, mắc cài thường có ba loại: loại phổ biến nhất là loại có hình như dấu ngoặc được làm bằng kim loại hoặc nhựa chúng được dán dính với răng bằng keo và khó nhìn thấy được. loại “lingual” là loại mắc cài cũng có dạng hình dấu ngoặc nhưng được gắn mặt trong của răng nhằm giúp không nhìn thấy được. Loại “khâu” đã lỗi thời vì chúng bao phủ hầu như toàn bộ răng của bạn bằng một miếng băng kim loại, dùng dây kim loại để di chuyển tất cả răng đến vị trí mong muốn

Chúng ta sẽ mang mắc cài trong bao lâu?

Điều đó còn tuỳ thuộc vào điều trị của bạn, tuổi càng lớn thì thời gian điều trị càng lâu. Hầu hết các bệnh nhân được ước lượng mang mắc cài từ 18 đến 30 tháng, sau đó bệnh nhân nên đeo duy trì ít nhất là vài tháng để răng và hàm được thật sự ổn định.

Ai có thể tiến hành điều trị chỉnh hình cho bạn?

Nha sĩ thực hành tổng quát sẽ sắp xếp kế hoạch điều trị răng của bạn, và kế hoạch này có thể bao gồm cả điều trị chỉnh hình trong đó, bao gồm: chẩn đoán và các bước điều trị chỉnh hình tiếp theo. Tuy nhiên, bác sĩ có thể giới thiệu bạn cho một bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha, người chuyên theo dõi sự phát triển, ngăn ngừa và chỉnh sửa những lệch lạc răng, sai khớp cắn, lệch hàm và liên quan đến những bất thường của khuôn mặt

Nguyên nhân gây răng mọc lệch lạc

- Người có cung răng hẹp, răng bình thường hoặc răng to
- Người có cung răng bình thường nhưng răng to
- Xương hàm phát triển kém không đủ rộng cho răng mọc
- Bệnh sâu răng hoặc do tai nạn gây ra răng mất sớm nên các răng hàm di chuyển ra trước gây tình trạng răng mọc chen chúc
- Các thói quen xấu khi còn nhỏ như mút tay, cắn bút có thể đẩy các răng cửa hàm trên ra trước và răng dưới ra sau
- Răng mọc không theo thứ tự, các răng vĩnh viễn hàm trong mọc lên quá sớm làm cho các răng cửa mọc lên sau này không còn đủ chỗ
- Răng dư

Tác hại của răng mọc lệch lạc

- Khó vệ sinh răng miệng
- Vôi răng dễ bám dính và khó lấy sạch
- Dễ làm sâu răng, gây hôi miệng
- Dễ dẫn đến nha chu viêm
- Cung răng hẹp nên không hài hoà với cung mặt
- Gây ra phát âm khó nghe

Giải quyết tình trạng răng mọc lệch lạc

Điều quan trọng là bác sỹ sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị cụ thể để giải quyết đúng nguyên nhân gây ra răng mọc lệch lạc tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Không phải trường hợp răng chen chúc nào cũng cần phải nhổ răng vì vậy quyết định có nhổ răng hay không phụ thuộc vào khuôn mặt của từng bệnh nhân và theo chỉ định của bác sỹ. Bác sỹ luôn tư vấn rõ ràng cho người có răng mọc lệch lạc tình trạng răng của mình và những thay đổi sẽ diễn ra của bệnh nhân khi điều trị chỉnh răng. Nếu được biết rõ và hiểu rõ những gì diễn ra khi điều trị chỉnh răng bệnh nhân sẽ yên tâm và kết hợp tốt với bác sỹ giúp việc điều tri có hiệu quả cao hơn.